Bếp từ khá bền vì chúng có nguyên lý hoạt động rất khác các loại bếp khác. Nhưng để kéo dài thời gian sử dụng và giữ bếp luôn như mới cũng như đảm bảo an toàn thì cũng cần có những lưu ý.
Hôm nay căn bếp xinh chia sẽ tới mọi người cách sử dụng bếp từ an toàn, ít tốn điện.
Để sử dụng bếp từ một cách an toàn thì chúng ta cùng đi qua một số câu hỏi thường gặp trong quá trình sử dụng bếp của nhiều khách hàng nhé!
Theo những khảo sát từ các nhà sản xuất cũng như thiết kế và sử dụng ban đầu thì bếp từ sẽ có thời gian sử dụng 5 đến 7 năm. Nếu như trong quá trình sử dụng bạn biết những điều nên làm và không nên thì thời gian có thể kéo dài tới 10 năm.
Nhưng ít nhất bạn cũng phải đáp ứng một số tiêu chuẩn tối thiểu sau đây, mới giúp cho bếp hoạt động tốt và an toàn được.
Nguồn điện: Đảm bảo điện áp trong quá trình sử dụng ổn định, không cao, không thấp.
Môi trường: Môi trường thông thoáng, không bị ảnh hưởng bởi hơi nước, khí ẩm hay là các loại côn trùng ẩn nấp.
Dụng cụ nấu ăn: Đảm bảo sử dụng đúng loại nồi tương thích. Xem thêm dấu hiệu nhận biết nồi nấu bếp từ tại đây để lựa chọn nồi đúng nhé!
Nhà cung cấp và lắp đặt: Bạn nên chọn những cửa hàng uy tín, có chính sách bảo hành và chăm sóc tin cậy. Họ sẽ có những kiểm tra về nguồn điện hay các yếu tố thông thoáng cho quạt gió. Đưa ra những lưu ý tốt nhất cho bạn khi sử dụng.
Kiến thức: Bạn cũng nên biết một số lỗi hay gặp của bếp từ để có cách xử lý nhanh chóng. Có cách bảo quản, sử dụng và vệ sinh đúng cách, hợp lý nhất.
2. Bếp từ có nên cắm điện liên tục không?
Trước khi trả lời câu hỏi trên bạn nên lưu ý một số thông tin sau:
Trong bếp điện từ hay bếp hồng ngoại có bộ phận tản nhiệt, chính là bộ phận giúp làm mát bếp khi nhiệt độ lên quá cao. Sau khi nấu ăn xong nếu bạn có thói quen rút ngay ổ cắm điện thì bạn nên dừng lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quạt gió cũng ngưng ngay sau đó, chính vì vậy lượng nhiệt quá cao sẽ làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Bạn nên đợi sau khi quạt tản nhiệt ngừng kêu, nguội thêm 1-2 phút rút ra cũng được.
Sau khi nấu xong nếu cẩn thận cháy nổ hay nhà bạn có trẻ con thì bạn có thể rút phích cắm ra. Nhưng nếu như bạn cảm thấy vị trí đặt hay thiết kế cho bếp từ nhà bạn đảm bảo an toàn thì bạn có thể không rút. Nó sẽ giúp giảm bớt hư hỏng phích cắm, ổ cắm điện. Khoảng 1 tháng bạn rút phích cắm ra để xả điện là được.
Bạn nên lưu ý, thực ra bếp từ nó sẽ không nóng nếu như gặp các dụng cụ không tương thích. Nhưng nếu lỡ bạn đang đặt nồi hay chảo lên bếp mà lỡ đụng nút nguồn nó sẽ hoạt động. Điều này khá nguy hiểm khi gia đình có trẻ nhỏ.
Kết luận: Để bếp có tuổi thọ bền không nên rút phích cắm ra ngay sau khi sử dụng. Hãy để bộ phận tản nhiệt hoạt động.
Có thể để phích cắm bếp từ nếu bạn cảm thấy đủ an toàn về điện, cháy nổ hay nhà có trẻ em. Xả điện 1 tháng 1 lần hay khi bạn vệ sinh.
3. Nấu xong có nên bỏ nồi trên bếp từ?
Tốt nhất là không nên để nồi trên bếp sau khi nấu xong. Bởi vì đáy nồi nóng chúng sẽ hấp thụ lại lượng nhiệt. Làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp.
4. Cách sử dụng bếp từ ít tốn điện
Để sử dụng bếp điện ít tiêu tốn điện năng bạn nên lưu lại nhưng mẹo sau:
Đầu tiên, thì bạn nên chọn bếp từ chính hãng, uy tín với các chỉ số an toàn, phù hợp với điện nhà bạn, cũng như có các thiết bị điện tương ứng.
Thứ 2, dụng cụ nấu ăn sử dụng cho bếp từ phải phù hợp về chất liệu, kích thước… tránh hao hụt điện năng.
Thứ 3, khi nấu ăn cũng như các loại bếp khác, bạn nên hoàn thành các công đoạn sơ chế các nguyên liệu. Chuẩn bị đầy đủ các công cụ dụng cụ, gia vị sẵn sàng và tiến hành nấu. Điều này sẽ giúp bạn không bị ngắt quãng, tắt mở bếp làm tiêu tốn điện năng.
Thứ 4, thời gian nấu chính thức ăn của bếp từ rất nhanh. Lượng nhiệt hầu như tập trung vào nồi tuyệt đối, không bị hao hụt tỏa ra môi trường nhiều như bếp ga. Nên chúng tiêu tốn ít điện năng hơn.
Thứ 5, nên chọn chế độ nấu thích hợp, bạn không nên chọn chế độ nấu quá cao quá lâu.
Thứ 6, Một số món bạn có thể tắt bếp trước 1 vài phút, lượng nhiệt còn lại sẽ giúp làm nhừ hay chín kỹ thức ăn.
5. Bếp điện từ có an toàn không?
Mọi người thường lo ngại sóng điện từ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Như khi bạn tiếp xúc quá gần với điện từ, lâu ngày sẽ bị một số bệnh nguy hiểm. Nhưng bạn yên tâm, bếp từ có cường độ thấp chỉ từ 20Khz đên 30Khz và chỉ tập trung vào phần dụng cụ nấu ăn nên sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Khi bạn nấu ăn bạn luôn đứng cách xa bếp 1 khoảng an toàn. Chính vì vậy lượng điện từ đó hầu như không gây ảnh hưởng. Một số nhà sản xuất chính hãng, uy tín họ luôn quan tâm tới chỉ số này. Khi bạn quyết định lắp đặt bếp từ nên nhớ xem kỹ và chọn nhà sản xuất đảm bảo an toàn.
6. Bếp điện từ có nóng không?
Theo nguyên lý hoạt động sử dụng cuộn từ để làm nóng dụng cụ nấu ăn. Chính vì vậy chúng chỉ làm nóng khi dụng cụ nấu ăn đó phù hợp. Một số loại dụng cụ nấu ăn không phù hợp như đồ gốm, thủy tinh hay nhôm. Khi gặp nồi chảo tương thích chúng mới nóng lên, và sinh nhiệt giúp làm chín thức ăn.
Vì vậy khi nấu ăn, việc rơi vãi, sôi trào thức ăn sẽ không bị cháy như bếp hồng ngoại hay bếp điện thông thường. Mặt bếp hầu như không bị nóng, đây là yếu tố sử dụng bếp từ an toàn cho người dùng.
Hơn nữa bếp từ sẽ giải quyết được lượng nhiệt thất thoát, tỏa ra môi trường xung quanh gây nóng cho người nấu ăn. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn nấu ăn vào mùa hè.
Bạn nhớ tránh để các dụng cụ nấu ăn bằng kim loại như dao, kéo, nĩa, muỗng… lên mặt bếp khi nấu ăn. Sự tương tác nhiệt khi gặp dụng cụ nấu ăn thích hợp sẽ làm nóng, vô tình cầm lên bạn sẽ bị bỏng.
Một số trường hợp bề mặt bếp sẽ bị nóng khi chúng bị một số lỗi như quạt tản nhiệt bị hỏng, nhiệt độ nấu quá cao, nấu thời gian dài với công suất lớn, trở cảm biến bị nóng…
Cách khắc phục là bạn nên tạm dừng việc nấu ăn, tắt bếp để cho bếp nguội, nhấc các dụng cụ nấu ăn ra. Kiểm tra nguyên nhân, nếu khởi động lại mà bếp vẫn nóng bạn nên gọi điện tới hãng họ sẽ tư vấn cách khắc phục tối ưu nhất.
7. Bếp điện từ có nổ không?
Bạn nên lưu ý khi sử dụng, nấu ăn bằng bếp từ. Có một số sơ ý nhỏ có thể khiến bếp từ có nguy cơ nổ, chập điện.
Ví dụ như bạn để bếp chỗ có hơi nước, ẩm ướt lâu ngày gây chập điện. Hay bất cẩn trong khi nấu ăn, một vật gì bám vào đáy nồi như nilon cũng có thể gây cháy nổ.
Các dụng cụ nấu ăn kim loại cũng có thể bị làm nóng lên khi bạn vô tình để chúng canh nồi đang đun nấu.
Bạn cũng không nên bật bếp quá lâu và sử dụng với nhiệt độ cao, công suất lớn. Chúng sẽ bị quả tải và gây chập cháy nguồn điện.
Nên vệ sinh bếp đúng cách, tránh bám bẩn quá lâu. Bạn có thể vệ sinh bằng cách tự nhiên như nước ấm, nước rửa chén… Hay các sản phẩm vệ sinh bếp từ chuyên dụng như: Dung dịch vệ sinh bếp từ cao cấp Kaneyo của Nhật, Denkmit của Đức…
Ngoài ra bề mặt bếp từ thường được cấu tạo từ chất liệu thủy tinh – gốm. Mặc dù chúng là vật liệu bền, an toàn theo tiêu chuẩn.
Nhưng nếu bạn sử dụng không đúng cách ví dụ như: để vật nặng lên bếp, kéo lê nồi hay sử dụng nồi có đáy gồ ghề, sử dụng nhiệt quá cao thời gian dài, vệ sinh bằng miếng rứa chén cứng… Chúng cũng có thể bị trầy xước, nứt vỡ…
Lời kết
Hi vọng những lưu ý cũng như hướng dẫn sử dụng bếp từ an toàn, tiết kiệm điện trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết. Giúp bạn sử dụng bếp hiệu quả, luôn an toàn, tiết kiệm được chi phí, hóa đơn điện năng.