Có thể bạn không nhận ra nhưng đa phần các thiết bị trong nhà hay nhà bếp đều có sự góp mặt của thép không gỉ. Vì vậy để đảm bảo được sự sáng bóng, sạch đẹp và kéo dài tuổi thọ sử dụng của các thiết bị này bạn cần có cách chăm sóc và sử dụng, hiểu về chúng.
Dưới đây, Căn Bếp Xinh sẽ cung cấp một vài thông tin, cách làm sạch dụng cụ nhà bếp bằng inox/thép không gỉ. Giúp bạn có thêm những cách bảo quản, vệ sinh chúng hiệu quả nhất!
Mục lục
Tìm hiểu về thép không gỉ
1.Thép không gỉ là gì?
Thép không gỉ( stainless steel) là hợp kim sắt có ít nhất là 10.5% chất crom.
Tính chất: có độ đánh bóng cao, có khả năng chống ố, sự xỉn màu cao, nhiệt độ nóng chảy trên 2600 độ C.
Chúng luôn được bổ sung thành phần cacbon để tăng độ bền, định hình và đảm bảo được chất lượng trong điều kiện nóng hay rất lạnh.
Vì vậy chúng là một vật liệu hoàn hảo để sản xuất những dụng cụ gia dụng, dụng cụ nhà bếp.
2. Các loại thép không gỉ phổ biến trong sản xuất dụng cụ nhà bếp.
Loại 1: 304 hoặc 18-10 – loại này là loại thường xuyên được sử dụng trong việc sản xuất các thiết bị bàn, bồn rứa, dao kéo…
Loai 2: 430 hoặc 18-0 – loại thép này chứa 0% niken. Chúng có khả năng chống mài mòn kém hơn, kém bền hơn, giá thành rẻ hơn.
3. Thép không gỉ có phải inox không?
Có nhiều người thắc mắc thép không gỉ có phải là inox không? Thì câu trả lời là inox chính là tên gọi khác của thép không gỉ nhé (trong bài viết mình sẽ sử dụng hai tên gọi). Có các loại như:
- Thép không gỉ 201: không nhiễm từ, bền với thời gian, song tránh tiếp xúc trực tiếp với axit hoặc muối.
- Thép không gỉ 304: không nhiễm từ, có thể dùng trong mọi môi trường, luôn sáng bóng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Thép không gỉ 316/316L: không nhiễm từ, có thể dùng trong mọi môi trường, kể cả những môi trường đòi hỏi độ sạch rất khắt khe.
- Thép không gỉ 430: nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm ố vàng.
- Thép không gỉ 202: nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm ố vàng
Cách làm sạch dụng cụ nhà bếp bằng thép không gỉ
1. Mẹo làm sạch bàn ăn, bồn rửa chén bằng thép không gỉ.
So với các thiết bị làm từ vật liệu khác thì thép không gỉ/inox sẽ dễ dàng làm sạch hơn. Bạn nên làm sạch thường xuyên chúng tránh sự bám dính lâu ngày của thức ăn và bụi bẩn. Việc này cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian, kéo dài tuổi thọ và đương nhiên là cả vấn đề kinh tế.
Chuẩn bị:
- Vải sợi mềm/ bọt biển.
- Chất tẩy rửa thép không gỉ chuyên dụng – Nên chọn loại không có chất mài mòn, có kiềm nhưng không có clorua.
- Chất làm bóng kim loại.
Các bước làm sạch hiệu quả:
Bước 1: Bạn lau sơ qua bề mặt bồn rửa hay bàn, loại bỏ phần thức ăn, bụi bẩn còn bám lại.
Bước 2: Dùng vải mềm hoặc bọt biển lau loại bỏ các vết bám dễ lau chùi cũng như nước.
Bước 3: Bạn dùng chất tẩy rửa thép không gỉ để loại bỏ các vết bẩn đã khô trên bề mặt.
Bước 4: Dùng chất đánh bóng kim loại để tạo độ bóng cho thiết bị. Bạn lưu ý để tránh có những vết mờ, nguệch ngoạc trên bề mặt, bạn nên đánh bóng theo một đường dọc thay vì di chuyển qua lại.
Lưu ý: đảm bảo không sử dụng các loại có tính chất làm mòn như: miếng sắt, dụng cụ cọ rửa, vật cứng… những vật này sẽ làm xước bề mặt và phá hủy lớp màng bảo vệ, dễ gây ra quá trình gỉ sét.
2. Mẹo làm sạch dụng cụ nấu ăn bằng thép không gỉ
Giống như bàn hay bồn rửa việc chăm sóc vệ sinh dụng cụ nấu ăn bằng thép không gỉ sẽ có cách làm tương tự.
- Nếu như thường ngày bạn chỉ cần rửa các dụng cụ nấu ăn bằng inox với nước rửa chén, tốt nhất là với nước ấm nhé.
- Để đảm bảo sự sáng bóng cho đồ vật và không còn mùi tanh, mùi thức ăn bạn nên thêm nước cốt chanh vào nước ấm và tiến hành rửa. Sau đó dùng khăn sạch lau thật khô, lau theo thớ của inox đảm bảo không để lại vết mờ.
- Nếu như đồ vật bằng inox như xoong, nồi… đã có vết ố vàng, vết cháy. Bạn đừng quên công cụ làm sạch nhà bếp baking soda. Bạn pha 1 muỗng canh baking soda với nước ấm rồi ngâm 15-20 phút. Sau đó rửa lại bằng nước và lau khô. Tránh ngâm trong nước quá lâu.
- Với những vết bẩn cứng đầu thì bạn nên dùng nước vệ sinh đồ vật inox chuyên dụng để đảm bảo đồ vật quay về nét sáng bóng.
Ngoài ra bạn cần có thêm một số lưu ý khi sử dụng sau:
- Bạn không nên rắc muối trực tiếp lên bề mặt chảo. Thay vào đó bạn cần hòa tan muối với nước ấm trước khi cho vào chảo. Muối sẽ gây ra các dạng ăn mòn và tạo nên lỗ nhỏ trên bề mặt.
- Nên rửa các dụng cụ nấu ăn bằng tay thay vì cho vào máy rửa bát, đặc biệt là chảo chống dính. Chọn những dụng cụ vệ sinh bằng vải mềm, bọt biển..tránh dùng các loại cứng, dễ gây trầy xước bề mặt…
- Khi nấu ăn thay vì dùng các loại bằng kim loại thì bạn nên dùng dụng cụ nấu bằng nhựa, gỗ, tre hay silicon để tránh việc mài mòn về mặt nấu nướng.
Một số lưu ý khi sử dụng dụng cụ nhà bếp bằng inox
1. Thép không gỉ có bị ăn mòn không?
Câu trả lời là có. Các loại thức ăn, bụi bẩn rơi xuống bám vào các ngóc ngách , bề mặt dụng cụ nếu không được làm sạch dễ gây ra mài mòn. Quá trình này kéo dài gây ố vàng, gỉ sét, ăn mòn, giảm tuổi thọ. Chính vì vậy bạn nên lau chùi thường xuyên. Bạn có thể nhúng khăn sạch mềm trong nước ấm lau chùi sau khi sử dụng.
2. Nhiệt độ thích hợp sử dụng thép không gỉ?
Thép không gỉ có độ cứng và bền khá cao, nhiệt độ sử dụng là từ -268 độ C đến hơn 2600 độ C. Nhưng không phải loại nào cũng có độ bền giống nhau. Nếu bạn muốn biết rõ hơn theo dõi về phân loại thép không gĩ phía trên nhé!
3. Lựa chọn loại nước tẩy rửa vệ sinh nào phù hợp?
- Bạn nên lựa chọn những loại nước tẩy rửa dụng cụ inox chuyên dụng. Lưu ý nên mua loại không có chất mài mòn lớp sơn không gỉ(clorua).
- Một lưu ý nữa cho ai hay dùng các loại tẩy rửa an toàn như giấm và chanh. Loại này khá an toàn và có sẵn trong nhà bếp. Nhưng thỉnh thoảng nó sẽ để lại vết mờ, có thể ảnh hưởng đến bề mặt sản phẩm.
- Về các dụng cụ tẩy rửa, dùng các loại khăn vải sợi mịn, nhỏ. Lau chùi theo thớ của inox, tránh đưa qua đưa lại gây nên nhiều vết mờ, dụng cụ không có sự bóng sáng.
4. Có nên đặt các loại dụng cụ inox vào máy rửa chén không?
Câu trả lời là có. Nhưng cũng có một số lưu ý giúp không bị ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các loại dụng cụ bếp bằng thép không gỉ sẽ bị mài mòn và gỉ sét khi ngâm quá lâu trong nước.
Chính vì vậy, khi bạn đặt vào máy rửa bát nên có khoảng không gian phù hợp giúp chúng có thể được sấy khô hoàn toàn. Khâu bảo quản sau đó cũng nên chú ý, nên lấy khăn lau sạch nước trước khi đưa lên kệ. Để cho sản phẩm tránh gỉ sét bạn nên hạn chế sự xâm nhập quá lâu của nước.
5. Có nên có thiết bị bằng thép không gỉ trong nhà bếp không?
Câu trả lời là có. Như ở trên đã nói thép không gỉ hay còn gọi là inox có độ bền rất lớn, dễ vệ sinh lau chùi. Chính vì vậy, việc có trong nhà bếp các thiết bị, dụng cụ nhà bếp là cần thiết và kinh tế. Một số dụng cụ nhà bếp bằng inox như: bàn chế biến, bồn rửa chén, nồi, chảo, thau chậu, dao kéo…
Bạn nên lưu ý việc lựa chọn thép không gỉ, thép 304 sẽ hoàn hảo cho việc bền bỉ của dụng cụ, cũng như việc lau chùi trở nên vô cùng đơn giản hơn rất nhiều.
Kết luận
Hi vọng qua những thông tin và lưu ý ở trên mọi người có thêm những kiến thức hữu ích khi lựa chọn dụng cụ nhà bếp bằng thép không gỉ. Để đảm bảo cho các thiết bị được an toàn, kéo dài thì cách làm sạch các dụng cụ nhà bếp bằng inox/ thép không gỉ là điều bạn nên quan tâm và chú ý nhiều hơn.