Dụng Cụ Nhà Bếp An Toàn - Lưu Ý Lựa Chọn Và Bảo Quản

Dụng Cụ Nhà Bếp An Toàn – Lưu Ý Lựa Chọn Và Bảo Quản

Lựa chọn dụng cụ nhà bếp là điều rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí, nấu ăn ngon, đẹp mắt mà còn không sợ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Một dụng cụ nhà bếp an toàn phải có những đặc điểm, tính chất riêng. Chúng ta cùng theo dõi những lưu ý lựa chọn và cách bảo quản sau đây nhé!

Sử dụng những phụ kiện bếp thông minh

Chúng ta có thể hiểu dụng cụ bếp là các vật dụng được sử dụng trong nhà bếp và phục vụ cho việc nấu  nướng cũng như bày trí thức ăn. Ở đây có thể nói đến như các thiết bị điện, bếp ga, xoong nồi, chảo, đĩa, chén,…

Dụng cụ bếp an toàn tức là các vật dụng đảm bảo an toàn khi sử dụng, không gây chập điện, cháy nổ. Vật không dẫn điện hay dẫn nhiệt. Ngoài ra còn thể hiện qua độ an toàn cho sức khỏe người dùng. Dùng lâu dài có gây hại cho sức khỏe người dùng hay không.

Cách chọn dụng cụ bếp an toàn cho gia đình

Hãy chọn mua những sản phẩm có xuất xứ, nhãn hàng rõ ràng: Một sản phẩm có xuất xứ rõ ràng chứng tỏ đã được kiểm định chất lượng hay không. Ngoài ra nếu biết được nơi sản xuất thì cũng sẽ an tâm lựa chọn hơn.

Để đảm bảo các yếu tố an toàn cho gia đình, thì bạn cần lưu ý khi mua tất cả các sản phẩm. Bởi vì thức ăn sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt các vật dụng nên nó sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe chúng ta.

1. Dụng cụ nấu nướng

Tận dụng mọi không gian trong bếp
  • Nên tránh chọn mua những dụng cụ chống dính có chứa Teflon, PFOA, PTFE (khay nướng, vỉ nướng, chảo,…) 
  • Đặc biệt là những thứ rẻ tiền. Mặc dù có cam kết an toàn nhưng sẽ không tránh được quá trình giải phóng chất độc ở nhiệt độ cao. Do đó nên tránh nấu trên 200 độ C. Ngoài ra nếu chảo chống dính bị bong tróc lớp chống dính thì nên vứt đi nhé.
  • Các nhà khoa học khuyên nên chọn mua các loại chảo chống dính phủ ceramic.
  • Nên chọn mua nồi inox loại 304, nồi gang thay thế cho các loại nồi nhôm thông thường.
  • Nên mua nồi nhôm cứng anodized. Nhôm cứng anodized trải qua quá trình điện hóa, tạo ra một lớp oxit cực bền trên nhôm và hợp kim của nó. Độ bền và cứng của lớp oxit này chỉ xếp sau kim cương. Rất an toàn khi sử dụng trong thời gian dài.
  • Sử dụng dụng cụ nhà bếp bằng thép không gỉ. Chất liệu thép không gỉ vô cùng an toàn trong nấu nướng nhé. Rất được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
  • Các dụng cụ nấu nướng bằng gốm sứ có tráng men. Tuy nhiên nên chọn mua sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín. Để tránh trường hợp lớp men chứa nhiều chì. Ngoài ra khi thấy lớp men bị trầy hoặc nứt thì nên thay cái mới. Trong quá trình nấu chì sẽ được dẫn vào thức ăn.

2. Dụng cụ cắt, rửa và đựng thực phẩm

Kệ dao kéo
  • Nên lựa chọn những loại dao, kéo có lưỡi được làm từ hợp kim pha chế. Độ bền và cứng rất cao, không bị oxi hóa. Cán dao được làm bằng gỗ, cao su. Thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn.
  • Nên sử dụng các loại rổ, rá bằng inox, thép không gỉ thay cho đồ nhựa. Vừa sạch sẽ, dễ vệ sinh mà lại thân thiện với môi trường.
  • Nói về thớt, chị em nên sử dụng 2 đến 3 loại thớt cho từng mục đích khác nhau. Sử dụng thớt gỗ cho đồ sống. Thớt có bề mặt thủy tinh cho đồ chín hoặc trái cây. Ngoài ra có thể sử dụng thớt inox 304, không ẩm mốc, an toàn cho sức khỏe.
  • Chị em hay có thói quen cất lại đồ ăn thừa, hoặc đồ đóng hộp đem đi thì nên chọn hộp thủy tinh hoặc inox 304 nhé. Hộp thủy tinh dễ dàng vệ sinh, không tạo mùi khó chịu. Ngoài ra còn sử dụng được trong lò vi sóng để làm nóng thức ăn.
  • Đối với những hủ gia vị thì sự lựa chọn số một là hủ thủy tinh với nắp bằng gỗ hoặc thép không gỉ. Không những thân thiện với môi trường mà còn sử dụng được lâu dài. Không bị oxi hóa, xỉn màu theo thời gian.

3. Dụng cụ ăn, uống

dụng cụ bếp an toàn
  • Chén, đĩa hay bát thì sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu vẫn luôn làm bằng sứ tráng men. Nên chọn mua loại tròn đều, có màu men sứ trắng, không sần sùi, nước men mịn và bóng láng. Ngoài ra chị em có thể sử dụng chén đĩa inox 304, tuy nhiên màu sắc sẽ không đa dạng. 
  • Đũa và thìa, có thể chọn mua loại bằng gỗ. Với đặc điểm thân thiện với môi trường, dễ sử dụng, độ dẫn nhiệt thấp, và không bị oxi hóa. Nên đồ dùng bằng gỗ đang rất được ưa chuộng. Tuy nhiên chị em có thể lựa chọn sử dụng dụng cụ bằng inox 304. Có thể sử dụng được trong thời gian dài. Không ẩm mốc. Việc vệ sinh cũng rất đơn giản và nhanh gọn. 
  • Nói đến ly thì việc lựa chọn lại khá là đơn giản. Ly sứ tráng men, thủy tinh và inox có lẽ là chọn phù hợp nhất rồi nhỉ. Tuy nhiên lại có một vài lưu ý nho nhỏ mà chị em nên chú ý nhé. Nên chọn mua ly sứ mà bên trong không có màu. 
  • Nếu muốn mua có màu thì nên chọn đơn vị có độ uy tín cao. Đảm bảo không chứa thành phần nguy hại cho sức khỏe. Đối với ly inox, chị em không nên sử dụng để uống cà phê, bia và nước có ga. Vì những loại nước có ga thường sẽ gây kết tủa kim loại trên thành ly. Về lâu dài sẽ nguy hại cho sức khỏe.
  • Ngoài ra việc sử dụng ly giấy văn phòng cũng rất an toàn, tiện lợi cho một lần dùng. Mà lại rất thân thiện với môi trường.

Cách bảo quản dụng cụ bếp an toàn

có nên cho chảo chống dính vào máy rửa bát hay không?
  • Đối với dụng cụ chống dính và làm bằng sứ tráng men. Chị em không nên chùi rửa bằng đồ cứng. Như vậy sẽ khiến lớp chống dính cũng như lớp men bị bong tróc. Khi nấu các chất độc sẽ hòa quyện vào thức ăn, gây nguy hại cho sức khỏe.
  • Một mẹo nhỏ khi mà thức ăn dính quá chặt, không thể chùi ra. Chị em nên cho một ít nước vào và đun trên bếp. Để sôi trong 5 phút. Có thể dùng đồ bằng gỗ khuấy nhẹ để thức ăn bong tróc ra. Như vậy rất là dễ rửa luôn nhé.
  • Một lưu ý nhỏ là chị em không nên luộc trứng trong nồi bằng nhôm nhé. Vì trong trứng có chứa lưu huỳnh sunfuric, một chất oxi hóa cực kì cao. Sẽ khiến nồi nhôm bị oxi hóa một cách dễ dàng. Tốt nhất chị em nên luộc trong nồi inox, gang hoặc sứ.
  • Đương nhiên việc rửa sạch sẽ, để ráo nước tất cả dụng cụ nấu nướng cũng như ăn uống trước khi đem cất là chuyện không thể bàn cãi rồi.
  • Việc bảo quản thớt cũng rất quan trọng nhé. Nhất là thớt gỗ. Chị em nên rửa sạch sẽ sau khi dùng. Có thể đem phơi nắng cho khô ráo, tránh ẩm mốc. Nếu thấy thớt đã quá cũ, bị cong, có nhiều vết cắt thì thay mới liền.
giá đựng gia vị
  • Những lọ đựng gia vị nên được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên. Chị em nên tránh tình trạng để các lọ gia vị bị hở nắp. Vi khuẩn xâm nhập và gây ẩm, hư hỏng.
  • Ngoài ra sau khi rửa xong chén, đũa, bát. Chị em nên ngâm qua nước nóng tầm  5 phút. Như vậy sẽ khiến dụng cụ được sạch hơn và bán mùi tanh.
  • Nếu đang sử dụng đũa và thìa gỗ, tre thì chị em nên lưu ý phải quan sát thường xuyên. Nếu bị mốc hay xỉn màu thì thay ngay. Việc vệ sinh bằng nước sôi, hay chanh cũng sẽ rất tốt. Nên để dụng cụ bằng gỗ thật khô thì mới đem cất.
  • Nên sử dụng ly sứ có quai  lấy nước nóng để tránh bị bỏng. Không nên lấy nước nóng bằng ly thủy tinh, dễ gây vỡ và bỏng.

Lời kết

Trên đây là một số cách mà mình đã tìm hiểu được cũng như qua sự trải nghiệm của bản thân mà đưa ra. Hy vọng sẽ giúp ích được cho chị em trong việc lựa chọn dụng cụ nhà bếp an toàn. Cũng như trở thành một bà nội trợ thông minh. Điểm tựa cho cả gia đình.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest

Bài viết liên quan