Cách Làm Sạch và Bảo Quản Chảo Gốm Đúng Cách

Cách Làm Sạch và Bảo Quản Chảo Gốm Đúng Cách

Các sản phẩm nhà bếp từ gốm, đá tự nhiên không những có vẻ ngoài đẹp, nhiều màu sắc, tính thẩm mỹ cao mà còn an toàn. Chính vì vậy, ngày càng nhiều gia đình chuyển qua sử dụng các sản phẩm này.

Nhưng để tối ưu thời gian sử dụng giúp tiết kiệm chi phí cũng như an toàn cho dụng cụ bếp thì bạn nên có những phương pháp gì. Cùng Căn Bếp Xinh tìm hiểu cách làm sạch và bảo quản chảo gốm đúng cách dưới đây để có thêm những mẹo hay nhé!

Ngày nay, đa phần các loại nồi, chảo bằng gốm, sứ đều được tráng một lớp men. Do đó việc vệ sinh cũng trở nên rất dễ dàng hơn. Nhưng cũng có một số lưu ý giúp bạn luôn giữ nồi chảo luôn mới dưới đây nhé!

1. Sử dụng miếng rửa chén mềm nhẹ

rửa chảo gốm bằng miếng bọt biển

Nên để nồi hay chảo nguội hẳn rồi đem đi ngâm nước trong vòng 30 phút trước khi vệ sinh. Điều này giúp cho những vết bẩn dễ dàng bong tróc trong quá trình rửa.

Sở dĩ sử dụng miếng bọt biển mềm vì hầu hết các loại nồi chảo đều được tráng một lớp men. Nếu sử dụng miếng rửa chén cứng có thể làm bong tróc và trầy lớp men.

Dùng một ít xà phòng, cho lên miếng bọt biển, chùi rửa nhẹ nhàng từ trong ra ngoài. Sau đó rửa lại với nước ấm hoặc lạnh vẫn được.

2. Ngâm nước nóng

Nếu như khi nấu ăn bạn vô tình để đồ ăn bị cháy sém dưới đáy chảo thì đừng lo lắng. Một cách vệ sinh hiệu quả các vết bẩn cứng đầu cũng như các vết cháy đối với dụng cụ nấu ăn nói chung và đồ gốm nói riêng. 

Đó chính là ngâm trong nước nóng 30 phút. Hoặc cho lên bếp và trực tiếp nấu sôi trong vòng 5 phút. Trong lúc nấu, bạn nên sử dụng đũa hoặc thìa bằng tre khuấy đều nhẹ nhàng cho vết bẩn dễ dàng tan cũng như bong tróc.

Sau khi đã nấu hoặc ngâm xong, bạn để nguội. Đổ hết nước đi. Sau đó rửa lại với xà phòng.

3. Sử dụng baking soda

làm sạch nhà cửa bằng baking soda

Baking soda có công dụng tẩy trắng cũng như khử mùi hôi mà tất cả các nhà khoa học công nhận.

Đầu tiên đợi cho nồi chảo gốm nguội hẳn. Sau đó cho baking soda vào, bạn có thể cho thêm một ít giấm hoặc nước cốt chanh pha loãng, nước ấm. Ngâm trong khoảng 20-30 phút. Sau đó dùng bàn chải lông mềm, nhẹ nhàng chùi rửa.

Sau khi đã chùi rửa sạch, rửa lại dưới vòi nước ấm cho sạch những vết bẩn còn bám lại.

4. Sử dụng giấy ăn

làm sạch chảo gốm

Thường sau khi sử dụng bề mặt nồi chảo thường dính lại dầu mỡ. Và cũng khá là dễ dàng cho việc lau chùi. Việc sử dụng khăn giấy lau chùi vết bẩn thứ nhất giúp cho việc thấm hút dầu mỡ, tránh đổ trực tiếp xuống ống cống làm kẹt cống. Thứ hai giúp bề mặt sạch hơn, không bị trầy xước.

Sau khi đã lau qua khăn giấy, bạn có thể rửa lại với xà phòng và nước lạnh hoặc ấm.

Lưu ý nhỏ:

Thường thì chảo, nồi bằng đất không nên rửa bằng các loại xà phòng thông thường. Do đó sau khi sử dụng xong, bạn cũng nên để nguội. Có thể rửa dưới vòi nước ấm nhiều lần. Có thể pha nước muối ấm để rửa. Hoặc bắt lên bếp, nấu nước sôi, để lửa riu riu trong vòng 15 phút cũng có thể bong tróc vết bẩn. Hoặc sử dụng baking soda để làm sạch cũng như tránh ẩm mốc.

Sau khi đã làm sạch xong, sử dụng khăn giấy hoặc khăn mềm lau khô. Có thể đem ra phơi nắng nhẹ, hoặc treo lên cho khô.

Bảo quản nồi chảo gốm an toàn

1. Chảo mới mua về nên làm gì?

Đừng nên vội sử dụng nồi hay chảo sau khi mua về vội. Bạn nên làm một số bước tôi dầu và vệ sinh trước khi bạn sử dụng nó. Điều này sẽ giúp cho chảo có độ chống dính cao và tuổi thọ kéo dài hơn. Xem chi tiết tại đây nhé!

Sau khi lấy sản phẩm ra khỏi bao bì. Bạn nên rửa qua với xà phòng và nước ấm. Để loại bỏ bụi bẩn cùng những tạp chất dính trên chảo. Ngoài ra còn bán bớt mùi hôi do việc đóng thùng lâu ngày. Và lưu ý là nên sử dụng miếng bọt biển mềm mại để rửa.

Sau khi rửa bạn có thể lấy khăn mềm khô lau khô và treo lên.

2. Sử dụng dụng cụ nấu thích hợp

Nên dùng các loại dụng cụ nấu ăn: thìa, đũa, vá,… bằng gỗ, silicon hoặc tre trong quá trình nấu ăn nếu bạn sử dụng nồi gốm sứ. Những loại vật dụng này không sắc bén cũng như quá cứng cáp. Không gây bong tróc lớp men bao bọc bên ngoài.

3. Tránh sốc nhiệt

làm sạch chảo gốm sứ

Sau khi nấu xong, bạn nên để nồi nguội trước khi đem ngâm nước lạnh. Để tránh tình trạng sốc nhiệt dẫn đến rạn nứt, vỡ. Với đặc tính làm từ sứ, đất nung và sành, qua quá trình nung, tạo hình mới tạo nên nồi. Do đó nếu đang ở nhiệt độ quá cao, các chất đang giãn nở, gặp lạnh đột ngột sẽ bị co lại. Gây rạn nứt và vỡ.

4. Sử dụng dầu hoặc bơ

Đặc tính trơn của dầu và bơ giúp bảo vệ bề mặt chảo, tránh thức ăn bị dính trên bề mặt và bị cháy. Do đó nên sử dụng một ít dầu, hoặc bơ trong lúc nấu ăn với nồi chảo gốm để bảo vệ chảo.

Lưu ý không nên sử dụng thuốc xịt chống dính trên bề mặt chảo. Điều đó sẽ làm tích tụ thức ăn cũng như những thành phần chất khác trên chảo, làm hư hỏng chảo.

Và dầu Olive extra cũng không nên sử dụng. Bởi vì loại dầu này không chịu được nhiệt cao, sẽ để lại một lớp carbon hóa trong chảo.

5. Sử dụng nhiệt độ thấp đến trung bình

nấu ăn bằng chảo gốm

Nhiệt độ cao sẽ làm thức ăn dễ bị cháy. Và bám dính trên bề mặt nồi, chảo gây đổi màu. Làm mất tính mỹ quan cũng như gây biến đổi chất trên bề mặt nồi.

6. Bảo quản

ngăn kéo bảo quản nồi

Sau khi vệ sinh xong, bạn nên bảo quản nồi chảo đúng cách. Nên bảo quản riêng các loại nồi có chất liệu khác nhau. Tránh tình trạng xếp chồng vào nhau, rất dễ gây trầy xước lớp men bên ngoài.

Bạn nên treo, để riêng đồ gốm sứ ở một nơi, trên cao. Nếu bị giới hạn về không gian lưu trữ bạn có thể lót một lớp vải mềm, khăn giấy mềm giữa các bề mặt chảo.

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh và cách bảo quản chảo gốm đúng cách. Hi vọng những mẹo nhỏ trên sẽ giúp bạn giữ dụng cụ nấu ăn luôn mới, tiết kiệm chi phí và an toàn khi sử dụng.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest

Bài viết liên quan