Chế Phẩm Sinh Học Ủ Rác Hữu Cơ

Chế Phẩm Sinh Học Ủ Rác Hữu Cơ

Làm sao để có nguồn phân bón cho cây trồng, rau xanh khi bạn ở khu vực chật hẹp. Thì việc ủ rác, tận dụng rác hữu cơ gia đình là giải pháp cho bạn. Cùng tham khảo các loại chế phẩm sinh học ủ rác hữu cơ và cách ủ hiệu quả sau đây nhé!

Chế phẩm sinh học là những sản phẩm được chế xuất thông qua quá trình dài nghiên cứu, thực nghiệm. Những dòng sản phẩm này được sản xuất nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên có lợi cho cây trồng, đất đai, vật nuôi. Chế phẩm sinh học hiện nay phổ biến là từ rong, rêu, tảo, côn trùng…. Hầu hết chúng là những thành phần có lợi, an toàn và có tác động tích cực cho đất trồng, cây trái và động vật.

2. Chế phẩm sinh học ủ rác hữu cơ

1. Chế phẩm sinh học EM gốc

1 Chế phẩm sinh học EM gốc

Chế phẩm sinh học Em gốc là sản phẩm của trường ĐHNN Hà Nội. Được các chuyên gia đầu ngành dựa trên đặc tính nông nghiệp ở Việt Nam sản xuất. Chính vì vậy chúng phù hợp với đặc thù canh tác nông nghiệp ở nước ta. Giá thành rẻ hơn so với các loại nhập khẩu.

Thành phần: Vi sinh vật Lactic, vi sinh vật Bacilllus, phân hủy hữu cơ, nấm men, vi sinh vật quang hợp, vi sinh vật quang tự dưỡng, nấm sợi …

Công dụng:

  1. Cải thiện môi trường sinh, lý, hóa của đất. Ức chế các vi sinh vật có hại.
  2. Bổ sung vi sinh vật có lợi, phân giản chất khó tan thành dễ tan cho đất và nước.
  3. Khử mùi hôi trong khu trang trại, chăn nuôi.
  4. Tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, thủy sản.
  5. Giúp xử lý rác thải, hạn chế mùi hôi của rác hay hệ thống nước thải ao hồ, trang trại. 

2. Men vi sinh nấm TRICHODERMA

2. Men vi sinh nấm TRICHODERMA

Thành phần: Trichoderma spp, Bacillus subtilis

Công dụng:

  1. Dùng để ủ xác bã thực vật: rác thải nhà bếp hay các loại như xơ dừa, vỏ lạc, đậu nành…
  2. Hòa với nước tưới cho cây phòng ngừa các bệnh như: vàng lá, lở cổ rễ, chết ẻo…

3. Chế phẩm vi sinh ủ rác EM Emic, EMZEO

Chế phẩm vi sinh ủ phân EM Emic

Thành Phần: Vi sinh vật Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces

Công dụng:

  • Chế Phẩm EMIC có khả năng phân giải mạnh xenluloz, tinh bột, protein, lipit, pectin… 
  • Chế phẩm EMIC có khả năng sinh chất kích thích sinh trưởng ở thực vật, sinh chất kháng sinh, chuyển hóa lân khó tiêu thành dễ tiêu và xử lý nước thải…
  • Ủ đồ ăn thừa, cọng rau muống, đầu & ruột cá, thịt, đầu tôm …
  • Men gốc EM giúp ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh và vi khuẩn gây hại, giúp giảm thiểu mùi hôi thối…
  • Phân giải các loại phân chuồng trong chăn nuôi giúp chúng nhanh hoai mục, ngăn chặn các mầm bệnh lây lan.

4. Chế phẩm vi sinh Epic & Mật Rỉ Đường PMP

Chế phẩm vi sinh Epic & Mật Rỉ Đường PMP

Thành phần: Chế phẩm vi sinh Epic là chứa hàng tỷ các vi sinh vật hữu ích và các enzym có khả năng phân giải các chất hữu cơ.

Công dụng: 

  • Ủ phân hữu cơ vi sinh từ các nguyên liệu: Đậu tương, bánh dầu, trứng, chuối, cá, rác thải hữu cơ, rác thải sinh hoạt…
  • Khôi phục các hệ vi sinh vật có lợi, ức chế các mầm gây bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt.
  • Bổ sung hệ vi sinh vật có lợi cho đất, giúp cải tạo đất, tăng phân giải hữu cơ, tăng độ mùn, giúp đất tơi xốp
  • Giúp khử mùi hôi, mùi thối từ chuồng trại chăn nuôi, bể phốt

5. Chế phẩm vi sinh EMUNIV

Chế phẩm vi sinh EMUNIV

Chế phẩm sinh học hữu cơ EMUNIV có công dụng:

  • Phân giải nhanh chóng phân gia súc, gia cầm, phế thải nông nghiệp thành các chất dinh dưỡng cho cây.
  •  Chuyển hóa phân lên khó tiêu thành dạng dễ tiêu
  • Tạo chất kháng sinh để trừ một số vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng.
  • Làm mất mùi hôi của phân chuồng và ức chế sinh trưởng các vi sinh vật gây thối.
  • Hình thành các chất kích thích sinh trưởng thực vật, giúp cây phát triển tốt.

3. Cách ủ rác bằng chế phẩm sinh học

Dưới đây là một vài cách ủ rác nhà bếp hiệu quả lấy phân mùn hay nước tưới cây. Bạn có thể thay thế các loại men vi sinh, chế phẩm sinh học hữu cơ ủ rác khác nhau. Hầu hết các loại này có tác dụng tương tự nên bạn có thể mua loại nào thử sử dụng loại đó nhé!

1. Ủ rác nhà bếp với trichoderma

Ủ rác nhà bếp với trichoderma
Nguồn: Ánh Thương Hồ
Nguyên liệu: Cách ủ: 
  1. Dùng 1 chiếc thau cũ để đong đo liều lượng 1 phân bò 1 rác thải nhà bếp. Khối lượng rác và phân bò nên cân bằng. Trộn đều.
  2. Sau đó thêm ít men ủ vào, trộn đều, sau cùng rải 1 lớp men mỏng lên mặt rồi đậy kín nắp, để nơi không có ánh nắng trực tiếp.
  3. Nên lấy bạt hay vật gì đó đậy kín thùng ủ. Sau 1 tháng là mình có thể dùng được.
  4. Rác cuối ngày tiếp tục trộn như công thức trên, lưu ý phải rải 1 lớp men trên cùng để ko bị mùi. Cho rác vào đến khi nào cách mặt thùng 7-10cm, đừng đầy quá.
  5. Thời gian ủ rác 1 tháng tính từ lần cuối cùng mình trộn.
  6. Phân bò nên dùng phân khô, vì trong rác thải đã có nước, phân bò khô sẽ hút hết nước, lúc thành phẩm sẽ được cả phân và rác nhà bếp khô sạch không bị ướt.
  7. Nếu bạn ủ rác nhà bếp riêng thì phải đục lỗ thùng xốp, và đặt 1 lọ để nước chảy ra, lấy nước đó pha loãng tưới cây.

2. Ủ rác nhà bếp với men Epic và rỉ mật

Ủ rác nhà bếp với men Epic và rỉ mật
Nguồn: Hương Nguyễn

Nguyên liệu:

  • Đất thịt
  • Nguyên liệu nâu: Bã mía, rơm rạ, lá khô, bìa carton…
  • Nguyên liệu xanh: Vỏ rau củ quả,vỏ trứng,vỏ tôm cua…
  • Men Epic
  • Rỉ mật

Cách ủ:

  1. Đáy thùng cho 1 lượt đất, 1 lượt nguyên liệu nâu nếu có, rồi 1 lớp nguyên liệu xanh, rắc men Epic tỉ lệ 5g cho 3-4kg rác, rỉ mật cho tầm 1-2 thìa.
  2. Thùng ủ cho rau ăn lá có thể thêm ít bã đậu hoặc bột bánh dầu giàu đạm tốt cho cây, thùng ủ dành cho cây ăn quả nên cho thêm nhiều vỏ trứng thêm canxi, phủ đất và lặp lại cho đến khi đầy thùng, trên cùng cho lớp đất dầy 1 chút, đậy kín lại thùng ủ.
  3. Nếu ủ bằng thùng xốp/nhựa có đục lỗ đáy thì nên kê thùng ủ trên kệ hoặc gạch viên, để 1 cốc nhựa chỗ lỗ để hứng nước rác chảy ra, đem hòa tưới cây được.
  4. Ủ bằng bao to/thùng to nên chế 1 cửa lấy rác ở dưới để lấy phần ủ trước ra dùng trước cho tiện
  5. Khoảng 10 ngày sau mở kiểm tra, xới đều cho thùng ủ, thấy nóng nóng là men đang phân giải tốt, sau 1-2 tháng thấy thùng ủ nguội và phân rác được hoai là được.

3. Ủ rác nhà bếp lấy nước tưới cây

Ủ rác nhà bếp lấy nước tưới cây
Nguồn: Vinh Ngô

Chuẩn bị:

  • Chuẩn bị 1 thùng sơn gắn van thu nước và 1 chiếc rổ vừa thùng đặt bên trên sao cho phần rổ cách đáy thùng tối thiểu 5-10cm.
  • Men vi sinh
  • Rỉ mật 

Cách ủ:

  1. Lót 1 tờ giấy/ báo hoặc bìa catton dưới rổ.
  2. Rắc khoảng 10g men vi sinh lên sau đó cho rác nhà bếp vào. Cứ mỗi lần bỏ vào thùng thì rắc thêm 5 gam -10g men vi sinh tùy lượng rác nhiều hay ít.
  3.  Để quá trình ủ diễn ra tốt hơn có thể cho thêm 1 ít rỉ mật (cỡ 1-2 thìa nhỏ) lên phần rác và đậy nắp lại.
  4. Hoặc tiết kiệm hơn có thể ngâm 10g men + 50g rỉ mật+500ml nước vào chai nhựa 500ml. lắc đều cho tan. Mỗi lần thêm rác thì lại phun đều khoảng 100ml dung dịch Em2 này lên phần rác ủ và đậy nắp lại.
  5. Vài ngày sau ta có thể bắt đầu mở van thu hoạch phần dịch ủ rồi pha loãng tưới rau dần ạ. Làm như vậy cho đến khi đầy thùng.

Lưu ý:

  • Để thành phẩm tốt cho rau và tránh mùi khó chịu nên hạn chế đồ ăn xào nấu thừa, mặn hay thịt, cá, xương.
  • Nước rác ủ sau khi chảy xuống đáy thùng ta cần thu hoạch thường xuyên. Pha tưới với tỷ lệ 10ml dịch rác ủ + 1 lít nước.
  • Phần bã rác ủ hữu cơ sau 1 tháng đã phân hủy thành phân ta tiến hành thu hoạch. Gạt rác phía trên sang 1 bên rồi bốc phần bã rác ở dưới đáy thùng đem trộn đất trồng cây.

Lời kết

Hi vọng những chia sẽ về chế phẩm sinh học ủ rác hữu cơ trên sẽ giúp bạn đưa ra những ý tưởng tái chế rác nhà bếp hiệu quả. Không những tiết kiệm được tiền mua phân bón, mà nguồn rau xanh nhà bạn luôn an toàn. Chế phẩm vi sinh còn giúp cho đất và vi sinh vật trong vườn bạn được cải thiện và xanh tốt hơn.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest

Bài viết liên quan