Quy Trình Vệ Sinh Nhà Bếp Sạch Sẽ Nhanh Chóng

Quy Trình Vệ Sinh Nhà Bếp Sạch Sẽ Nhanh Chóng

Việc vệ sinh nhà bếp là công việc đơn giản, hàng ngày của chị em nội trợ. Nhưng để đạt hiệu quả và khoa học nhất thì chúng ta cần có quy trình vệ sinh nhà bếp sạch sẽ cụ thể. 

Đặc biệt là khi bạn quyết định vệ sinh tổng thể nhà bếp. Nên có cách sắp xếp thứ tự ưu tiên để có thể đạt hiệu quả, tiết kiệm thời gian.

Dọn dẹp tổng thể nhà bếp thì bạn nên xác định các khu vực chính, quy mô nhà bếp, vị trí bếp trong nhà. Hay các dụng cụ nhà bếp nhà bạn đang có mà có những bước vệ sinh nhà bếp một cách tốt nhất.

Ngoài ra việc xem xét chất liệu nhà bếp, chất liệu công cụ, dụng cụ nhà bếp, mức độ bám bẩn để bạn có thể chuẩn bị những loại dung dịch tẩy rửa, dụng cụ vệ sinh phù hợp nhất.

Mẹo vệ sinh nhà bếp hay ít người biết

nhà bếp sạch sẽ
  • Bạn nên vệ sinh từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất.
  • Vệ sinh từ trong ra ngoài.
  • Vệ sinh từ dụng cụ lớn đến nhỏ nhất.
  • Phân loại các loại dụng cụ, chất liệu, tính chất sử dụng như thế nào.
  • Vệ sinh tất cả các ngóc ngách.
  • Loại bỏ thực phẩm dư thừa, hết hạn.
  • Nên chọn những ngày nắng đẹp để bạn có thể làm khô ráo các dụng cụ bếp tối ưu.
  • Nếu nhà bạn có khu vực rửa bên ngoài hãy tận dụng nó để rửa các loại dụng cụ có thể tháo rời, di động.
  • Bạn nên hòa một ít nước cốt chanh trong nước rửa chén để lau chùi các bề mặt được sạch và thơm hơn.
  • Đối với bề mặt kính sau khi lau qua bằng khăn, bạn nên dùng giấy hay báo cũ lau lại để đảm bảo mặt kính không có vết mờ.
  • Hãy chọn những ngày bạn có nhiều thời gian để dọn dẹp.

Dụng cụ vệ sinh nhà bếp cần thiết

Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh nhà bếp cần thiết để tránh mất thời gian tìm kiếm khi bạn đang bận tay vệ sinh. Bạn nên chuẩn bị những dụng cụ sau:

dụng cụ vệ sinh nhà bếp
  • Khăn lau: bạn nên chuẩn bị vài cái, dùng để lau ướt, lau khô, dùng loại khăn có chất liệu 
  • Bàn chải đa năng: bàn chải giúp bạn cọ rửa một số vết bẩn cứng đầu, nhưng nên tránh cọ trên bề mặt chất liệu dễ bị xước.
  • Búi sắt cọ nồi: dùng vệ sinh xoong nồi hay các dụng cụ khác.
  • Găng tay cao su: giúp bạn tránh sự tiếp xúc trực tiếp các loại hóa chất khi vệ sinh
  • Dung dịch tẩy rửa: có nhiều loại dung dịch vệ sinh nhà bếp chuyên dụng cho bếp ga, bếp từ, bề mặt gỗ hay nhựa, bồn rửa, nước thông ống nước…
  • Chổi, cây hốt rác, thùng rác, bao rác lớn.
  • Cây lau sàn, dung dịch nước lau sàn
  • Các loại tẩy, khử mùi thức ăn nhà bếp: túi mùi hương, sáp thơm, hay bã cà phê, bã trà, baking soda, giấm, chanh, nước nóng…

Quy trình vệ sinh nhà bếp sạch sẽ

Xác định các khu vực, dụng cụ, cách bố trí nhà bếp mà bạn có thể xác định được nên vệ sinh cái nào trước. 

Trước hết bạn nên xem trần và tường nhà bếp có sạch không. Nếu không sạch thì bạn nên quét và làm sạch trước. 

Nếu có vật dụng, dụng cụ bị bám bẩn lâu ngày bạn nên đưa nó đi ngâm trong dung dịch xà bông rửa chén pha với giấm hoặc chanh trước. 

Rồi sau đó tiến hành vệ sinh nhà bếp: 

1. Vệ sinh tủ bếp

Tủ bếp được gắn phía trên cùng, nơi bạn đựng các dụng cụ, thực phẩm cũng như thức ăn. Tùy theo mục đích sử dụng trong gia đình mà bạn có sự bố trí hay lưu trữ đồ vật trong đó. 

Khi vệ sinh tủ bạn cũng nên cân nhắc chất liệu tủ nhà bạn. Mỗi loại chất liệu có cách vệ sinh phù hợp, tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng hay tuổi thọ tủ.

Các loại vết bẩn thường gặp ở tủ bếp là:

  • Bụi bẩn lâu ngày bám
  • Các loại thực phẩm rơi vãi
  • Mùi thực phẩm, mùi thức ăn
  • Dầu mỡ, mảng bám lâu ngày

Những vết bẩn này tùy theo mức độ mảng bám cứng đầu hay không mà bạn sử dụng phương pháp vệ sinh hay dung dịch vệ sinh phù hợp mà hiệu quả nhất.

Còn mùi hôi từ tủ bếp bạn có thể tham khảo cách khử mùi tủ bếp hiệu quả nhất tại đây nhé!

Làm tương tự với các tủ bếp được bố trí ở các khu vực khác trong nhà bếp.

2. Tẩy vết bẩn trên bếp, khu vực nấu ăn

khu vực nấu ăn

Khu vực nấu ăn của mỗi nhà sẽ khác nhau vì sử dụng các loại bếp khác nhau. Cách vệ sinh bếp ga, bếp từ, bếp hồng ngoại… lớn hay nhỏ, chất liệu như thế nào sẽ ảnh hưởng lớn tới cách vệ sinh khác nhau.

Nhưng đa phần khu vực bếp vết bẩn, mảng bám thường là thức ăn, thực phẩm rơi vãi, dầu mỡ, vết cháy, muội lửa… lâu ngày bám bẩn, cứng đầu gây xỉn màu và làm mất sự sáng bóng của bếp.

Tùy mức độ bẩn của bếp mà bạn có cách lau chùi khác nhau. Cách nhanh nhất là bạn nên vệ sinh hàng ngày sau khi nấu bằng các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng nhà bếp như Cif

Hoặc bạn có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có trong nhà như: dầu rửa chén, chanh, giấm, baking soda.

3. Dọn dẹp tủ lạnh

Dọn dẹp tủ lạnh

Tủ lạnh là nơi bạn lưu trữ thực phẩm trong thời gian dài, nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thực phẩm sống cũng như chín, dần dần mùi cũng xuất hiện, các mảng bám, cặn đóng lại trên tủ đông, góc của các ngăn tủ…

Chính vì vậy, đánh giá mức độ bám bẩn của tủ lạnh để có cách vệ sinh tối ưu nhất. Bạn cũng nên sắp xếp, sử dụng thực phẩm trong tủ sao cho vừa hết tới lúc bạn thực hiện vệ sinh tổng thể. 

Điều này sẽ giúp bạn có thời gian cho tủ lạnh nghỉ để vệ sinh mà bạn không cần phải lo lắng thực phẩm bị rã đông, ảnh hưởng tới chất lượng. 

  • Vệ sinh tủ đông: loại bỏ các loại thực phẩm lâu ngày, hết hạn, đổi màu, chất lượng không còn tốt, thực phẩm bạn để quên.
  • Vệ sinh tủ mát: dọn dẹp, lau chùi, sắp xếp lại. Tháo các ngăn chứa đồ đem rửa và đưa đi phơi khô ráo.
  • Vệ sinh bề mặt bên ngoài: Bạn nên lau chùi bề mặt bên ngoài và sử dụng loại xịt tẩy rửa phù hợp, trả lại bề mặt sáng bóng cho tủ.
  • Nếu tủ lạnh nghe mùi: bạn nên xử lý nó bằng cách lau chùi thật sạch, bạn lấy một ít baking soda cho vào lọ thủy tinh, sau đó bỏ vào góc tủ. Baking soda sẽ giúp loại bỏ mùi hôi thức ăn.

4. Làm sạch lò vi sóng hoặc lò nướng

Vệ sinh lò nướng, lò vi sóng loại bỏ các vết bẩn, mảng bám thức ăn, dầu mỡ bằng cách lau chùi, sử dụng các loại dung dịch vệ sinh. 

Hay các loại có sẵn trong gia đình như: giấm, nước chanh, baking soda…theo dõi tại đây để có cách vệ sinh chi tiết nhé!

5. Vệ sinh dầu mỡ nhà bếp

vệ sinh dầu mỡ

Trong quá trình nấu nướng mặc dù bạn đã vệ sinh, lau chùi nhà cửa nhưng không thể tránh khỏi việc nhà bếp bị ảnh hưởng bởi dầu mỡ trong lúc nấu ăn, dưới đáy nồi hay các vật dụng khác. 

Các mảng bám, vết bẩn từ dầu mỡ này có tác động không nhỏ tới bề mặt các vật dụng, dụng cụ nhà bếp, tường hay sàn nhà. 

Vì vậy nên lau chùi, vệ sinh, xử lý các vết dầu mỡ này để trả lại vẻ sạch bong, sáng bóng cho nhà bếp.

6. Làm sạch xoong, chảo

Làm sạch xoong, chảo

Nồi, chảo lâu ngày sử dụng sẽ có các vết bẩn bám lại trong bề mặt nấu cũng như xung quanh, đặc biệt là đáy nồi. 

Tuy nhiên mỗi chất liệu nồi chảo bạn sử dụng bạn cũng cần lưu ý cách xử lý. Hiện nay có rất nhiều loại nước vệ sinh chuyên dụng cho các loại vật liệu khác nhau, bạn nên tham khảo và mua phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các hỗn hợp tẩy rửa dễ tìm như: chanh và nước ấm, giấm và soda baking, soda baking, coca cola, tương cà… để loại bỏ các vết cháy, rỉ sét hay xước trên bề mặt các dụng cụ nấu ăn.

7. Làm sạch các đồ gia dụng khác

Nếu gia đình bạn có nhiều loại đồ gia dụng khác nhau thì bạn nên đánh giá mức độ sử dụng thường xuyên, cách bạn sử dụng nó như thế nào để vệ sinh. 

Các loại dụng cụ này thường có chất liệu cấu tạo khác nhau, vì vậy bạn nên lựa chọn, sắp xếp phù hợp.

Những dụng cụ tiếp xúc đồ ăn chín bạn nên sử dụng các phương pháp tự nhiên, tránh gây mùi sau khi làm sạch.

Sau khi lau chùi xong bạn nên lau thật khô hoặc đem ra phơi nắng tự nhiên cho bay hết mùi ẩm mốc, mùi thức ăn lâu ngày.

8. Làm sạch bồn rửa chén

Đây là khu vực bạn nên dọn dẹp cuối cùng sau khi bạn rửa các dụng cụ nhà bếp trước đó rồi. Khu vực bồn rửa chén sẽ chịu tác động của dầu mỡ hay cặn thức ăn rất nhiều và thường xuyên. 

Chính vì vậy việc vệ sinh cũng nên kỹ hơn, bạn dùng dung dịch tẩy rửa nhà bếp, hoặc baking soda để xử lý các vết bẩn cứng đầu. 

Bạn cũng nên lưu ý ống thoát nước của bồn rửa nữa nhé, nó cũng có thể là nguyên nhân gây mùi và giảm tốc độ thoát nước thải.

9. Quét dọn nhà bếp

Sau khi lau chùi các dụng cụ, góc, tất các các công cụ, dụng cụ nhà bếp thì bạn tiến hành quét dọn, lau chùi tổng thể nhà bếp.

Quan sát tất cả từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để quét thật sạch bụi bặm, thực phẩm rơi vãi, loại bỏ môi trường sinh ẩm mốc, hay có thể tạo điều kiện sinh sống cho sinh vật gây hại.

10. Thu dọn rác thải

Rác thải nhà bếp bạn có thể tận dụng các loại rác hữu cơ để làm phân bón trồng cây. Nếu như bạn không trồng cây thì bạn cũng nên có cách xử lý rác một cách khoa học. 

Nên học cách phân loại các loại rác trong nhà, thường xuyên làm sạch, xử lý thùng đựng rác. Vì đây là nơi dễ phát sinh vi khuẩn, gây mùi hôi khó chịu.

Dọn dẹp, phân loại rác và đưa chúng ra khỏi nhà. Làm sạch thùng rác và xử lý mùi hôi, phơi khô ráo.

11. Khử mùi, tạo mùi hương

tinh dầu thơm

Sau khi dọn dẹp xong, các dụng cụ khô ráo, bạn sắp xếp chúng về vị trí ban đầu, bố trí gọn gàng, khoa học. 

Đặt các túi thơm từ tự nhiên vào các góc tủ bếp, tủ lạnh hay các loại xịt phòng bếp chuyên dụng, tinh dầu thơm để loại bỏ mùi hôi nhà bếp giúp cho bếp thoáng, thơm mát hơn.

Kết luận

Quy trình vệ sinh nhà bếp có sự sắp xếp và định hướng, chuẩn bị từ trước sẽ góp phần giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như công sức. 

Ngoài ra bạn cũng nên vệ sinh đúng cách, vệ sinh bếp hàng ngày để bếp luôn được trông như mới, mùi hương nhà bếp dễ chịu.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest

Bài viết liên quan