Trái cây là món ăn bạn thường xuyên sử dụng. Tùy loại mà bạn có thể sử dụng hết hay phải loại bỏ da, hạt, xơ…Thông thường bạn sẽ vứt bỏ nó vào thùng rác mà chưa biết nên tái sử dụng nó như thế nào. Thì hôm nay, Căn Bếp Xinh sẽ hướng dẫn cho bạn cách Bón cây bằng bã trái cây. Bạn có thể tái sử dụng trái cây hỏng, vỏ trái cây hay là bã ép trái cây để làm phân bón.
Chúng ta cùng bắt đầu nào!
Nếu bạn đã quen thuộc với việc tận dụng rác hữu cơ nhà bếp để làm phân bón tưới cây thì việc tận dụng bã trái cây vào đống phân ủ càng tốt. Chúng sẽ làm tăng khối vật liệu ủ, giúp tạo độ xơ, xốp, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa của rác thành phân. Tạo thành hỗn hợp phân bón dạng mùn tơi xốp cho đất.
Hơn nữa thay vì nguyên trái hay rau củ, bã trái cây sau khi được ép đã nhỏ và mịn. Nên tốc độ phân hủy nhanh hơn. Khi bạn sử dụng thành phẩm phân trộn từ bã ép chúng sẽ cung cấp cho cây trồng chất dinh dưỡng, bổ sung ô xi và cải tạo đất.
Bã ép trái cây tốt cho cây thậm chí khi bạn không ủ nó. Bạn có thể sử dụng trực tiếp bằng cách bón vào gốc cây. Để tránh các loại côn trùng bạn nên lấp kín bằng đất mịn. Các chất dinh dưỡng từ bã sẽ giúp đất trồng thay đổi cấu trúc, trở nên tơi xốp. Thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của rễ giúp cây sinh trưởng thuận lợi.
Cách ủ bã trái cây làm phân bón
Những thứ bạn sẽ cần
- Thùng ủ
- Máy khoan hoặc lưỡi dao
- Các loại rác khô như: lá cây, cỏ,, củi, giấy vụn, vụn cưa…
- Dụng cụ: xẻng, cào, găng tay
- Bã trái cây
- Men vi sinh
Quy trình ủ và bón cây
Thùng ủ bạn nên sử dụng loại có đục lỗ giúp cho không khí lưu thông. Tạo môi trường cho vi sinh vật chuyển hóa phân trộn. Tham khảo một số cách làm thùng ủ rác hữu cơ tại nhà đây nhé!
Nếu thùng chưa đục lỗ thì bạn sử dụng mũi khoan hay lưỡi dao đục những lỗ nhỏ phần xung quanh miệng và đáy thùng.
Các bước ủ
- Bạn cho 1 lớp đất mịn dưới đáy thùng. Tiếp theo là lớp vật liệu khô, tạo độ xốp và thông thoáng.
- Sau đó rãi từng lớp bả ép trái cây và vật liệu khô xen kẽ cho tới khi đầy thùng.
- Bạn nên rãi ít chế phẩm sinh học giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy và hạn chế mùi hôi.
- Bạn tưới sương một ít nước lên bề mặt.
- Đặt vị trí ủ nơi thoáng mát, thỉnh thoảng bạn nên trộn hỗn hợp ủ. Giúp tạo môi trường thông thoáng để rác được phân hủy nhanh hơn.
Bạn có thể thêm mới bã trái cây hay các loại rác khác. Nhưng nhớ cân bằng lượng rác chứa hàm lượng cacbon, ni tơ và men vi sinh. Tránh bị bốc mùi và vón cục.
Sau 30-45 ngày, khối ủ phân hủy hết sẽ tạo thành một khối mùn đất mịn, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể bón trực tiếp cho cây trồng, hay dùng nó để gieo hạt, trông cây mới.
Lưu ý: bã trái cây là loại rác hữu cơ nên chúng chứa hàm lượng ni tơ khá cao. Chính vì vậy, khi ủ bạn nên cho lượng rác khô vào nhiều hơn ủ thông thường.
Bạn có thể tham khảo chi tiết cách ủ các loại rác hữu cơ nhà bếp khác tại đây nhé!
Câu hỏi thường gặp
1. Có thể bón trực tiếp bã trái cây cho cây không?
Câu trả lời là có. Nếu gia đình bạn không có thùng ủ, hay diện tích vườn nhỏ, bã trái cây ít thì bạn có thể bón trực tiếp. Nhưng có một số lưu ý:
Bạn nên cho xung quanh gốc cây và lấp kín chúng lại vì trái cây thu hút bọ.
Bạn cũng không nên cho quá nhiều bã trái cây kèm nước vào gốc nó sẽ ảnh hưởng tới cây. Tốt nhất thì sau 1-2 tháng để bã trái cây cũ phân hủy bạn mới bón lại cho chúng.
Không thì bạn có thể phơi khô nghiền nhỏ rồi rãi lên đất.
Ngoài ra bạn có thể lấp dưới đất trước khi trồng cây mới.
2. Có thể đông bã ép không?
Có. Nếu bạn chưa có thời gian ủ hay bã ép còn ít, thì bạn có thể cho vào ngăn đá đông lại. Khi nào ủ thì rã đông và ủ như thông thường.
3. Làm cách nào cho khối ủ không bị hôi?
Bạn nên tạo môi trường thông thoáng, cân bằng các loại rác. Bổ sung hàm lượng rác khô cũng như đất mịn để giúp tạo độ xốp, tơi cho khối ủ. Từ đó giúp vi sinh vật có lợi phát triển, đẩy nhanh quá trình ủ.
Lơi kết
Hi vọng những thông tin về lợi ích của bã trái cây với cây trồng. Cũng như cách ủ , bón cây bằng bã trái cây sẽ giúp bạn có thêm nguồn phân hữu cơ cho khu vườn.