Cách khử mùi hôi ở ngăn tủ dưới bồn rửa bát

Cách Khử Mùi Trong Tủ Bếp Dưới Bồn Rửa Chén

Để bếp nhà bạn luôn thoáng mát, không khí trong lành thì tất cả các khu vực đều phải được dọn dẹp và bố trí gọn gàng – sạch sẽ. Tuy nhiên một số khu vực nhiều khi lại không được để ý, vô tình gây mùi hôi, ẩm mốc, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến môi trường không khí bếp. 

Và phần tủ bếp dưới bồn rửa chén nhà bạn là khu vực dễ bị gây mùi và ẩm mốc nhất. Cùng Căn Bếp Xinh tìm hiểu nguyên nhân và cách khử mùi trong tủ bếp dưới bồn rửa chén sau đây để có cách xử lý hiệu quả nhé!

Cách khử mùi hôi trong gầm tủ bếp

Như các bạn cũng biết khu vực bồn rửa chén là khu vực có độ ẩm cao, vì thường xuyên phải tiếp xúc với nước. Ngoài hệ thống ống nước sinh hoạt cho khu vực bếp, thì đây là nơi gia đình sơ chế thực phẩm cũng như rửa bát đĩa sau khi dùng bữa.

Hệ thống ống thoát nước, ống nước: Khi khu vực này có mùi hôi bất thường xảy ra thì việc cần làm và kiểm tra đầu tiên đó là hệ thống ống dẫn nước. 

  • Các bạn nhớ xem chất lượng nguồn nước xem có gì bất thường không?
  • Ống thoát nước thải có bị rò rĩ hay không?
  • Có rác thải nhà bếp mắc lại trong ống hay không?
  • Bạn đã vệ sinh sạch sẽ hay kiểm tra ống nước trong thời gian gần đây hay chưa. Vì ống nước thải sau thời gian sử dụng sẽ có sự tích tụ, bám bẩn các loại khoáng chất, dầu mỡ hay thức ăn.
Ngăn mùi chậu rửa

Khu vực bồn rửa: Có thể bạn không để ý nhưng khu vực bồn rửa bát là nơi có thể có lượng vi khuẩn nhiều nhất trong bếp. Đây là khu vực bạn sơ chế thực phẩm sống khi mua ngoài chợ về, rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. 

Và đây cũng là khu vực bạn rửa dụng cụ bếp sau khi nấu. Lượng thức ăn dầu mỡ dư thừa, nếu bạn không cẩn thận nó sẽ bám bẩn vào thành bồn rửa, bọt biển hay ống nước. Những loại chất bẩn này lâu ngày sẽ kết lại và gây ra tắc nghẽn thậm chí bốc mùi.

Khu vực tủ bếp phía dưới: Đây là khu vực quan trọng bạn nên để ý kiểm tra thường xuyên, nhưng nhiều gia đình lại quên mất vì che lấp bởi cánh cửa.

Đây là môi trường kín, lại có độ ẩm cao vì đây là nơi mọi người đặt hệ thống dẫn nước. Nếu vô tình hệ thống dẫn nước bị rò rĩ, dù chỉ là lỗ nhỏ hay thậm chị nước từ bồn rửa rỉ xuống, lúc bạn rửa chén văng xuống. Thì lâu ngày cùng với môi trường xung quanh nó sẽ gây ẩm mốc, vàng ố, gây mùi khó chịu…tạo điều kiện vi sinh vật và động vật gây hại xuất hiện.

Hơn nữa, một số gia đình còn để rất nhiều đồ như dụng cụ bếp, thực phẩm thậm chí gia vị dưới khu vực này mà không chú ý cách bảo quản an toàn hiệu quả. Đây cũng là lý do, là môi trường gây ra ẩm mốc, gây mùi cho khu vực này.

Cách khử mùi hôi ở ngăn tủ dưới bồn rửa bát

Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân thì bạn nên bắt tay vào xử lý, tránh cho mùi hôi cũng như ẩm mốc lây ra khu vực khác cũng như sẽ ảnh hưởng không tốt tới không gian bếp.

1. Kiểm tra lại hệ thống thoát nước

Kiểm tra toàn bộ ống nước, ống thoát nước ở khu vực này xem nó có thực sự đạt hiệu quả trong việc thoát nước thải hay chưa. Bạn kiểm tra các khớp nối, tất cả đường ống xem nó có bị rò rĩ hay chảy ở chỗ nào không. Bạn có thể dò theo vết nước, vị trí nước chảy xuống để đoán được lượng nước này từ đầu ra.

Sau khi tìm ra được vị trí nguồn nước rò rỉ, bạn tiến hành sửa chữa chúng. Nếu bạn có kinh nghiệm thì bạn có thể đo đạc, ước chừng hay chụp hình lại ống nước nhà mình và ra tiệm được nước gần nhà mua keo dính, ống nước mới về thay.

Còn không thì bạn hãy gọi thợ sửa ống nước tới để họ kiểm tra và sữa chữa cho bạn thật nhanh chóng và hiệu quả.

Nếu hệ thống ống thoát nước bị nghẹt, dòng chảy yếu thì bạn nên xử lý chúng. Nguyên nhân là do các mảng bám từ thức ăn dầu mở lâu ngày. Chính vì vậy bạn có thể tháo phần khớp nối dưới bồn rửa ra và kiểm tra. 

Mẹo nhỏ: Bạn dùng bột baking soda để xử lý mảng bám tắc nghẽn trong ống nước. Sau khi bạn không dùng bồn rửa nữa, bạn lấy baking soda đổ xuống phần ống thoát, sau đó đổ giấm vào. 

Hai cái này kết hợp sẽ phản ứng hóa học với nhau gây sủi bọt. Cũng nhờ nó mà sẽ đánh bay các mảng bám bám trên thành ống, giúp ống nước sạch sẽ, thông thoáng hơn. 

Nhưng mọi người nhớ ngưng xả nước sau khi đổ bột baking soda và giấm xuống ống. Để qua đêm để đạt hiệu quả cao. Sáng ngày sau bạn cho nước nóng xuống để kết thúc quá trình làm sạch ống thoát nước.

Cách thứ 2 làm tương tự với baking soda và muối nhé. Nếu lần đầu chưa đạt hiệu quả cao vì mảng bám lâu ngày cứng đầu thì bạn có thể làm thêm 2 3 lần những ngày sau đó.

2. Làm sạch khu vực bồn rửa

phễu lọc thức ăn thừa

Đây là điều bạn nên chú ý và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Vì là khu vực chịu tác động nhiều nhất trong khu vực bếp. Ngoài độ ẩm của nước gây ra, thì thực phẩm, cặn bẩn, thức ăn thừa cũng gây ra ẩm mốc, mùi hôi cho khu vực này rất nhiều. Chính vì vậy, bạn nên chú ý những điều sau để giúp khu vực này được sạch sẽ:

  1. Khi rửa thực phẩm hay rửa chén đĩa bạn nên chú ý vòi nước. Đừng để vòi nước quá mạnh, nó sẽ văng nước tung tóe, những hạt nước này sẽ bám vào tủ bếp, khu vực xung quanh đó và gây ẩm. Nếu vòi nước nhà bạn quá mạnh bạn nên cân nhắc mua đầu nối vòi nước thông minh, tăng giảm áp. Chúng sẽ giúp bạn điều chỉnh lượng nước theo ý muốn.
  2. Chú ý bồn rửa chén có bị rò rỉ hay không, một số phần lâu ngày bị mòn các lớp keo, ví dụ như chất liệu gỗ nó sẽ gây rỉ nước xuống sàn hoặc các khớp nối.
  3. Khi rửa chén hay thực phẩm bạn nên để một cái khăn ở phần rìa phía ngoài bồn rửa ngay chỗ mình đứng rửa. Nước khi văng ra hay lỡ tràn qua thì đã bị giữ một phần lại. Điều này hạn chế lượng nước chảy xuống phần cửa tủ bếp và phần trong đó.
  4. Phần bồn rửa các bạn thường xuyên làm sạch, lau chùi khô ráo sau khi sử dụng. Đặc biệt, khi rửa chén hay sơ chế bạn nên có dụng cụ đựng, lọc các thức ăn thừa, tránh đổ thẳng trực tiếp vào cống gây tắc nghẽn.
  5. Các bạn nhớ đừng đổ phần dầu mỡ thừa sau khi nấu vào trong bồn rửa, hay ống nước. Nó là nguyên nhân lớn gây bám bẩn cũng như ảnh hưởng lớn tới môi trường.

3. Sắp xếp, vệ sinh phần tủ bếp dưới bồn rửa

giỏ đựng đồ ngăn bếp

Nhiều gia đình sẽ tận dụng khu vực này để đựng, lưu trữ các dụng cụ bếp, các đồ vệ sinh hay thực phẩm, thức ăn, gia vị. Vì vậy bạn nên chú ý những vấn đề sau để không gây mùi cho khu vực này.

Tốt nhất thì bạn nên để cho khu vực này thoáng mát, không chứa bất kỳ dụng cụ gì ở trong này.

Nhưng nếu bạn muốn tận dụng không gian tủ bếp dưới bồn rửa chén để lưu trữ. Thì hãy kiểm tra thật kỹ hệ thống ống nước. Chúng có an toàn tuyệt đối hay không, có bị rò rỉ nước hay không. Sau đó bạn bố trí các đồ vật một cách thật khoa học.

Sau khi vệ sinh sạch sẽ thì bạn có thể dùng kệ, ngăn kéo, giá để đựng các đồ dụng cụ bếp trong đó.

Nhớ thường xuyên kiểm tra, mở cửa giúp không khí lưu thông, thoáng mát sẽ hạn chế gây mùi, ẩm mốc nhà bếp.

Nếu có sự xuất hiện của chuột, kiến, gián…bạn nên xử lý nó ngay lập tức.

Bạn cũng có thể đặt vào đó một số loại hút ẩm, hút mùi sẵn có từ thiên nhiên như: bã cà phê, trà hay các loại hút mùi có sẵn trên thị trường. Những loại hút ẩm này có thể hút mùi rất tốt, đặc biệt là mùi hôi từ thức ăn, mùi hôi nhà bếp.

Kết luận

Hi vọng những cách khử mùi trong tủ bếp dưới bồn rửa chén trên đây sẽ giúp khu vực này cũng như toàn bộ không gian bếp nhà bạn trở nên thoáng mát, không khí trong lành và luôn an toàn đối với sức khỏe.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest

Bài viết liên quan