Bếp ăn nhà bạn có quá nhiều rác và bạn không muốn lãng phí chúng thì cách tối ưu và hiệu quả nhất chính là ủ rác thành phân hữu cơ. Nếu bạn chưa có dụng cụ ủ thì dưới đây là hướng dẫn cách làm thùng ủ rác nhà bếp đơn giản nhất mà bạn có thể làm tại nhà.
Chúng ta cùng bắt đầu nào!
Liên quan: 5 Cách Ủ Rác Nhà Bếp Làm Phân Bón Trồng Cây
Mục lục
1. Làm thùng ủ rác bằng thùng nhựa
Chuẩn bị
- Thùng nhựa
- Máy khoan, nếu bạn không có thì có thể dùng 1 que sắt
- Các loại rác thải nhà bếp: ưu tiên rác khô
Cách làm:
- Cách này khá đơn giản. Bạn chỉ cần chọn loại thùng có nắp đậy. Dùng mũi khoan hoặc que sắt bạn cho vào lửa 5-10 phút. Đợi đến lúc que sắt nóng đỏ thì lấy ra.
- Bạn tạo những lỗ nhỏ lên phía trên và dưới của thùng. Điều này sẽ giúp không khí lưu thông trong thùng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phân hủy rác.
Vậy là xong thùng rác nhé. Thùng này dành cho nhà nào có ít rác nhà bếp.Để tránh hôi thì bạn nên lựa chọn những loại rác từ thực vật, rau củ quả, cà phê, trà…
Tốt nhất thì bạn nên gom, phơi khô trước khi ủ. Sẽ đỡ bớt mùi hôi hơn. Ngoài ra bạn nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học giúp ủ nhanh hơn và bớt mùi hôi hơn.
Cách ủ:
Khi ủ bạn nên tạo lớp và bổ sung thêm một vài chất liệu tự nhiên như đất, cỏ, lá khô… tăng độ xốp, tạo không gian thoáng giúp rác phân hủy nhanh và mịn hơn.
- Lớp dưới cùng: 1 lớp nhánh củi khô
- Lớp thứ 2: Cỏ, rơm rạ hay lá khô
- Lớp thứ 3: Đất mịn
- Lớp thứ 4: Các loại rác nhà bếp đã được cắt nhỏ và phơi khô
- Lớp thứ 5: Đất mịn
Cuối cùng: bạn tưới nước lên, tạo độ tơi và không khí ẩm. Đậy nắp lại và để nơi thoáng khí. Rác sẽ phân hủy sau đó. Nó sẽ tạo ra phân hữu cơ mịn, xốp và nhiều giá trị dinh dưỡng cho cây trồng.
2. Cách làm thùng ủ rác từ xô nhựa
Chuẩn bị
- Thùng hay xô nhựa: 2 cái
- Mũi khoan hay que sắt nhỏ đường kính 2-3cm
- Thanh sắt có đường kính vừa với vòi nước
- Vòi nước
Cách làm
- Xô nhựa 1 cái bạn để nguyên 1 cái bạn tạo lỗ
- Xô nhựa có quai xách bạn khoan những lỗ nhỏ phần bên dưới thùng, cùng với vài lỗ trên phần xung quanh miệng xô.
- Bạn lấy thanh sắt tạo lỗ cho phần vòi nước cho chiếc xô còn lại.
- Sau đó bạn xếp chồng cái được tạo lỗ lên trên cái xô có vòi nước.
- Tiếp theo là ủ rác, bạn làm tương tự như trên nhé. Với cách này bạn có thể sử dụng các loại rác như thực vật rau củ tươi/ khô, cá thịt, xương…Nhớ thêm ít đất và các loại lá cây, rơm rạ khô. Bạn cũng có thể bổ sung vôi hay chế phẩm sinh học để đẩy nhanh quá trình ủ.
- Khi rác đã ủ xong thì bạn lấy chai nhựa hay dụng cụ chứa và mở vòi lấy nước từ thùng ủ ra.
- Hòa với nước để tưới cây.
3. Tự chế thùng ủ rác bằng xô sơn
Chuẩn bị
- Thùng sơn cũ
- Khoan hay que sắt tạo lỗ
- Rác thải hữu cơ nhà bếp
Cách làm
Bạn cũng làm tương tự như 2 cách trên. Dùng khoan hay que sắt đục nhiều lỗ nhỏ lên đáy thùng, phần thân dưới thùng và nắp thùng. Sau đó thì tiến hành ủ thôi nhé!
Ủ rác
Làm tương tự như trên nhé. Với cách này bạn có thể ủ hầu hết các loại rác hữu cơ từ nhà bếp.
Bạn nên nhớ nguyên tắc ủ là xen kẽ lớp rác hữu cơ, rác nhà bếp, đất thịt nhé. Tạo độ xốp cũng như thoáng khí. Giúp phân được phân hủy tốt nhất.
Sau thời gian ủ thì bạn có thể trồng cây vào xô luôn.
4. Tự chế thùng ủ rác đơn giản
Cách này khá đơn giản. Bạn chỉ cần mua 1 cuộn lưới thép mắt nhỏ. Cuộn thành hình trụ đứng.
Tiếp theo bạn dùng sắt buộc lại thật chặt.
Tìm vị trí bạn muốn đặt thùng ủ. Tốt nhất là đặt trên đất nhé.
Với loại này thì ưu tiên các loại rác khô. Bạn có thể thêm từ từ tới khi đầy.
Phân được tạo ra là dạng đất mịn. Bạn trộn với đất hay phân bón để trồng cây. Có thể trồng trực tiếp.
Một số mẫu thùng rác sẵn có
Nếu bạn không có thời gian tự chế thùng ủ thì bạn có thể đặt mua nó trên các sàn thương mại điện tử nhé. Dưới đây là một số mẫu đơn giản, giá cả phải chăng nhưng tiện lợi.
1. Thùng Ủ Rác Hữu Cơ EM Bokashi
Chất liệu: Nhựa bền
Bao gồm: 1 thùng ủ rác kèm vòi nước, lưới lọc, sách hướng dẫn sử dụng + quà tặng kèm(0,5kg men Bokashi, hoặc 1kg trùn quế).
Ưu điểm: Dễ dàng, tiện ích. Ủ được hầu hết các loại rác thải hữu cơ gia đình. Thời gian ủ nhanh từ 4-6 tuần. Không gây mùi hôi, khó chịu. Giúp giảm thải ra môi trường.
Nhược điểm: Vì là chất liệu nhựa nên dễ hỏng nếu để dưới môi trường nắng nóng. Dễ bễ vỡ trong quá trình vận chuyển.
Giá cả: 22 lít: 200.000 – 35 lít: 260.000
2. Thùng nuôi trùn Eco xử lý rác tại nhà
Chất liệu: Nhựa bền dẻo
Bao gồm: 1 thùng ủ rác kèm vòi nước.
Ưu điểm: Có thể ủ rác nhà bếp hoặc nuôi trùn quế. Nhanh chóng, đơn giản tiện ích. Không lo chảy ra môi trường gây hôi thối.
Lưu ý khi bạn nuôi trùn quế thì lựa chọn loại rác hữu cơ thích hợp tránh: thịt cá, mắm muối hay những loại có tinh dầu như bưởi, cam…
Nhược điểm: Khá lớn nên cồng kềnh, phí vận chuyển cao.
Giá cả: Dung tích 100 lít: 680.000
3. Thùng ủ rác hữu cơ G-bin
Chất liệu: Nhựa bền dẻo
Bao gồm:
- Thùng chứa giữ nhiệt 26L
- Lưới chắn rác inox
- Men vi sinh tự hòa tan 200g
- Cốc lấy rỉ rác – tái chế từ vỏ bia
- Vôi bột 100g
- Hướng dẫn sử dụng
Ưu điểm: cơ chế giữ nhiệt kết hợp men vi sinh tự hòa tan giúp giảm tối đa mùi hôi, ấu trùng và ruồi giấm. Thời gian xử lý rác nhanh: 15 tới 30 ngày. Sản phẩm thiết kế kích thước vừa vặn với hộ gia đình để trong sân vườn, ban công.
Nhược điểm: Khá nhỏ nên chỉ phù hợp với bếp có lượng rác ít mỗi ngày.
Giá cả: Cao x Đường kính 50×32: 488.000
Lời kết
Hi vọng những hướng dẫn chi tiết cách làm thùng ủ rác nhà bếp trên kia sẽ giúp bạn có thể tự tay làm cho gia đình mình. Chúng sẽ có ích rất lớn trong việc giảm thải rác thải ra môi trường. Cũng như tiết kiệm chi phí mua phân bón cho cây trồng, cũng như an toàn khi sử dụng thực phẩm.